Thái Vi

October 20, 2009

Snap-shot: Mixed theme [Classic+B/Kungfu+Porn]

+ Dry Summer [Susuz Yaz, 1964, Metin Erksan]: Là một trong bốn phim đầu tiên thuộc dự án phục chế và bảo tồn của World Cinema Foundation (WFC, mà Martin Scorsese làm chủ trò), Susuz Yaz có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi người ta biết đến những Fatih Akin hay Nuri Bilge Ceylan [dĩ nhiên là đoạn này tớ viết không chuẩn lắm vì mấy anh này cũng không thuần Thổ mấy, song nhìn chung thì vẫn là người Thổ hehe], chính nhờ giải thưởng Silver Bear của Berlin Film Festival 1964 mà bộ phim này giành được đã giúp nền điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên được giới thiệu với thế giới bên ngoài. Dĩ nhiên, bộ phim này có rất nhiều điều đáng để viết dài hơn như là nội dung hay thông điệp mà đạo diễn cánh tả Erksan muốn truyền tải hoặc hành trình gian khó để tới dự thi và nhận giải của nó, song cá nhân tớ thực sự khâm phục 100% các thao tác kĩ thuật trong Susuz Yaz [spoilers: tốc độ lia máy quay khủng khiếp, kĩ thuật cắt dựng theo tớ là cấp tiến ở thời điểm đó, đặc biệt có cảnh máy quay quay một vòng khiến tớ nhớ da diết Maya Daren :-*, hay đúng hơn là chồng nàng, Alexander Hammid]. Trăm nghe không bằng một lần được thấy, phim được watch free trên website The Auteurs. Highly recommended!

Rate: 9.0/10

+ The Housemaid [Hanyo, 1960, Kim Ki-young]: Kim Ki-young được đánh giá là một trong những đạo diễn xuất sắc nhất của điện ảnh Hàn Quốc với các bộ phim khai thác khía cạnh tâm lí [rùng rợn!] của các nhân vật nữ [female fatale]. Và cũng được đánh giá là phim kinh điển và hay nhất mọi thời đại của Hàn Quốc, Hanyo nằm trong dự án bảo tồn của WCF và watch free trên TheAuteurs. Thuộc thể loại psychosexual và melodramatic horror với một female fatale, song cá nhân tớ lại thấy đoạn kết của phim làm tổng thể The Housemaid giống một sản phẩm black comedy và dĩ nhiên là thú  vị [cũng có nhiều ý kiến khác, có người không thích, có người cho rằng kết vậy để tránh bị chính quyền kiểm duyệt, mấy bẹn cinephile Tây nói thế]. Mà có lẽ cũng chẳng cần phải nói nhiều về Hanyo nếu bạn chưa xem nó. Ngắn gọn một câu: The Housemaid nằm trong Top 3 favourite films của Martin Scorsese và luôn trong top 20 phim hay nhất mọi thời đại của Hàn Quốc ở mọi bảng bình chọn. Thế là quá đủ để quảng cáo về phim này.

Rate: 9.5/10

+ Monty Python’s Life of Brian [1979, Terry Jones]: Tất cả các sản phẩm gắn nhãn Monty Python thì không thể không nhộn nhạo được. Cá nhân tớ thì đã xem đi xem lại phim này tổng cộng ba lần trong một đêm. Lần đầu thì xem bản original, hai lần sau thì bật thêm commentary của các thành viên trong Monty Python tán phét về quá trình thực hiện bộ phim. Tớ rất thích bài hát kết phim của Eric Idle [vẫn nhớ khi vừa nhắc đến tên phim, lão Kv3 tình trai của tớ đã cất ngay giọng hát mãnh thú giả nai tơ của mình]. Cảnh này cũng nằm trong Top 10 scene gây tranh cãi nhất mà Telegraph hay Daily Mail mới đưa ra cách đây vài tháng gì đó [thực ra tớ nghĩ cảnh gây tranh cãi nhất trong bộ phim này phải là đoạn Graham Chapman trong vai Chúa đứng khoả thân bên cửa sổ trước vô số cặp mắt của các nữ diễn viên phụ là tín đồ Hồi giáo cơ đấy]. Dù các thành viên Monty Python luôn chối đây đẩy rằng bộ phim này chỉ để mua vui, song tớ vẫn nghĩ nó cực kỳ báng bổ đối với Thiên chúa giáo. Và nếu vậy thì dĩ nhiên là highly recommended! 🙂 [Life of Brian và tất cả những gì dính dáng đến Monty Python.]

Rate: 9.0/10

+ The East is Red [1993, Ching Siu-tung & Raymond Lee]: Từ Khắc thường được tán là Steven Spielberg của châu Á hay có bàn tay Midas chạm vào đâu thì chỗ đó hoá vàng để nói về các thành công thương mại cực lớn từ những bộ phim mà anh í có dính líu. Nhưng tớ nghĩ anh này giống như một con ngáo ộp. Nhiều phim dù người khác đứng tên đạo diễn song người ta vẫn dễ dàng nhận thấy “bàn tay vàng” xoa bóp khắp nơi của Từ Khắc, đơn cử trường hợp New Dragon Inn [Tân Long Môn Khách sạn, 1992, remake từ phim làm năm 1967 của đạo diễn King Hu, nhân tiện nói về ông này, Painted Skin (Hoạ bì, 2008, Gordon Chan) cũng được remake từ phim cùng tên năm 1993 của King Hu]. Về tổng thể, 99,9% các phim của Từ Khắc mà tớ xem [kể cả Blade (Đao, 1995) và Swordman (1990, đứng tên King Hu)] đều là shit, chủ yếu mang tính thương mại chiều lòng số ít khán giả Hongkong hoặc mấy zai Tây. Thế nhưng, nếu để ý kĩ thì trong các bô cứt đó đó đều có lẫn vàng, đó mới là điểm khiến tớ luôn hào hứng khi xem của Từ Khắc, và Đông Phương Hồng cũng vậy. Nhân tiện nói về thể loại wuxia, một thói quen khó bỏ gần đây của tớ là buổi đêm, trước khi đi ngủ thì bật kênh Calestial Movies để nghía các bộ phim không đầu không đuôi rất original [chứ không dây cáp và CGI lằng nhằng tràn ngập gần đây mà có lẽ bọn Tây ngu dính chưởng từ Ngoạ hổ Tàng long] của Shaw Brothers, nếu trộm vía phải phim của đạo diễn Chang Cheh hay Lau Kar-leung thì thật tuyệt, coi như cầm chắc 3-4.am mới khò khò là chuyện thường.

Rate: 6.0/10

+ All about Women [2008, Từ Khắc]: Là phim mới nhất mang nhãn hiệu Từ Khắc, như thường lệ All about Women chủ yếu nhằm vào các bạn nữ sến. Và cũng như thường lệ, phim có một số scene thật sự đáng xem.

Rate: 5.5/10

+ 2046 [2004, Vương Gia Vệ]: Bốn năm rồi tớ mới xem lại bộ phim này. Khi ấy, tớ xem mà chẳng hiểu mấy do không nắm bắt được nội dung và cũng chưa quen thuộc với style của Vương. Bốn năm sau, câu chuyện hiện lên một cách rõ ràng hơn, nhưng vẫn là bộ phim tớ ít thích nhất của Vương, dưới cả Blueberry NightAs tears go by.  Quá rối rắm và ôm đồm.

Rate: 6.0/10

+ In the Mood for Love [2000, Vương Gia Vệ]: Vương Gia Vệ đánh dấu năm cuối cùng của thiên niên kỉ thứ hai với một trong những bộ phim dễ xem và có kịch bản đơn giản nhất của ông. Tớ vẫn nhớ cảm giác thích thú của mình ở cái lần đầu tiên được ấy ah ah được xem. Tuy nhiên, cảm giác hiếm hoi được ấy gần như bị xoá sạch ở lần xem gần đây nhất. Ấn tượng đọng lại chỉ là những khung hình tuyệt vời từ máy quay của Christopher Doyle [chính nó đã cứu lấy câu chuyện buồn tẻ của Vương và mang lại bối cảnh rất nostalgia cho bộ phim này] và dĩ nhiên là phong cách cắt dựng quen thuộc của Vương. Rốt cuộc, với tớ, phim xuất sắc nhất của Vương vẫn là Chungking Express [California dreamin’ lalala] và dưới một chút là những Ashes of Times redux, Days of Being Wild, Happy Togethers. [tiếc là chưa tìm được Fallen Angels]

Rate: 7.5/10

Note: Niên dạng niên hoa là năm tháng tuổi hoa đẹp như hoa ah, các bác?

+ Kill Bill I & II [2003 & 2004, Quentin Taratino]: Rốt cuộc, nếu không phài vì dàn sao lấp lánh thì Kill Bill hoàn toàn xứng đáng được coi là một bộ phim B mẫu mực. Tớ vẫn cho rằng để thưởng thức đầy đủ Kill Bill, người ta không nên xem riêng thành hai phần mà nên gộp chung là một phim với độ dài hơn 3 tiếng. Có rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc Taratino đã đạo khá nhiều [nếu không muốn nói là hầu hết, các bạn Tây nói thế] ý tưởng của người khác trong Kill Bill. Cá nhân tớ không quan tâm đến điều đó. Thử hỏi bây giờ, người ta có thể đào đâu mà lắm ý tưởng original đến thế, khi mà tất cả những gì điên rồ nhất, lố bịch nhất, sáng tạo nhất, giả dối nhất đều đã có trong lịch sử điện ảnh. Với tớ, Kill Bill chính là món quà mà Quentin Taratino dành để pay homeage tới những Shaw Brothers của Hongkong, các bộ phim B, samurai, noir của Nhật Bản, và đôi chút Western của Hollywood. Một bộ phim entertainment tuyệt hảo!

Rate: 8.0/10

+ Teeth [2007, Mitchell Lichtenstein]: Một bộ phim B rất fun và nếu bạn quan tâm đến feminism thì cũng đáng để bỏ ra tiếng rưỡi trong đời đấy  😀

Rate: 6.5/10

+ Secret Sunshine [2007, Lee Chang-dong]: Mật dương [Milyang] là bộ phim thứ hai của cựu Bộ trưởng Văn hoá Hàn Quốc Lee Chang-dong mà tớ được xem. Bộ phim tạo một câu hỏi to đùng và lơ lửng về đức tin mà tuỳ người xem có câu trả lời cho nó [cá nhân tớ thì rõ ràng là đây là một ‘antichrist’ version hehe]. Secret Sunshine thực sự là một phim drama hay và nặng nề. Nhưng với Lee Chang-dong, tớ thích Oasis hơn.

Rate: 8.0/10

+ Sexual Boundaries [2005, Clark Stewart] hehe soft porn from US và như thường lệ ngu hết đỡ …

Rate: 2.0/10

+ In the Sign of the Gemini & In the Sign of the Lion [1975 & 1976, Werner Hedman] Chắc chắn hai phim này nằm trong top những phim erotic/porn hay nhất thế giới và đập chết vô số/phần lớn phim ‘nghiêm túc’ mà Hollywood xuất xưởng mỗi năm. Tớ rất thích ý kiến của một comment trên imdb cho rằng thật thú vị khi ta ngồi/nằm rung đùi xem phim này vào một chiều Chủ nhật buồn tẻ thường lệ [dĩ nhiên không phải chiều Chủ nhật nào tớ cũng được lượn lờ với vợ – điều tớ thích nhất, nhưng dạo này tần suất có mặt trên cơ quan hơi bị cao huhu]. Classic Danish Erotica!

Rate: 7.0/10 [chung cho cả hai phim].

Note: Tiết lộ là tớ đã rung đùi rất phê giữa đêm hehe 😀

+ Batman [1989, Tim Burton]: Tập đầu tiên trong film franchise về anh chàng tỷ phú ham làm anh hùng đeo mặt nạ và có cánh. Dưới cái đũa của Tim Burton, bộ phim này tạo cảm giác cho người về một không gian noir và dark hơn nhiều so với các tập sau đó [tớ bắt đầu nghi ngờ khả năng Christopher Nolan đã mượn kha khá ý tưởng từ tập Batman cho Dark Knight] và đặc biệt tốt hơn rất nhiều so với mấy màn bay lượn ưỡn ẹo ngu đần của loạt hai, ba phim sau đó. Rõ ràng, với sự có mặt của Tim Burton, hai tập Batman đầu tiên chính là những phần hay nhất trong film franchise này. [Nolan cũng phải thừa nhận Burton đã tạo ra ngõ cụt trong việc làm các phần phim tiếp theo]

Rate: 7.0/10

+ Batman Returns [1992, Tim Burton]: Ba năm sau khi tạo ấn tượng tốt với Batman, siêu nhân Burton đã trở lại, lợi hại gấp nhiều lần. Mở đầu phim là một cảnh gây shock đối với các bậc cha mẹ nghĩ rằng con em họ có thể thoải mái ngắm nghía anh chàng đeo mặt nạn và có cánh này. Chắc chắn đây không phải là phim dành riêng cho trẻ em. Và có rất nhiều thứ khác nữa trong Batman Returns đáng để tán dương. Với tớ, đây chính là một masterpiece với đầy đủ phong cách của Burton [sẽ sớm xem Ed Wood, hứa thế!]

Rate: 8.5/10

Note: Chắc chắn Michael Keaton là chàng có cánh diễn tốt nhất, hơn rất nhiều so với những Val Kilmer [béo ị], George Clooney [dớ dẩn], và Christian Bale [tớ mà cao thêm 20cm nữa thì còn đóng đạt hơn]

+ The Wayward Cloud [2005, Tsai Ming-liang]: Tự nhiên giữa đêm tớ lôi phim này ra xem lại, chả biết vì sao. Nếu như ở lần đầu tiên là một cảm giác rất khó chịu không dễ miêu tả chính xác [có thể do đoạn opening điên rồ với dưa hấu và scene hardcore cuối phim cũng như nhiều chi tiết khác], thì với lần xem này, mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn. Một bộ phim đầy thi vị và chứng tỏ sự trưởng thành trong phong cách minimalism của đạo diễn người Malaysia.

Rate: 8.0/10

+ Rebels of the Neon God [1992, Tsai Ming-liang]: Thường thì với những đạo diễn lớn, phim đầu tay luôn bộc lộ không ít thì nhiều những yếu tố sẽ định hình thành phong cách và tạo dựng tên tuổi cho họ sau này. Dù rất không thích As tears go by, song nếu phải đưa ra trường hợp ‘nếu’ thì tớ sẽ nếu thế này: Nếu cho tớ xem phim này từ đầu và không nói title cũng như tên đạo diễn, tôi vẫn sẽ thốt lên một câu: ‘Ăn cắp của Vương Gia Vệ’. Và nó cũng hoàn toàn đúng với Rebels of the Neon God [dù cái mặt phèn phẹt của Lee Kang-sheng non choẹt khi ấy không lẫn vào đâu được]. Mở đầu phim cũng là một cảnh rất shock [với tớ]. Và khác với những bộ phim sau này mà tớ được xem, chưa bao giờ máy quay trong phim của Thái Minh Lượng lại ‘chịu khó’ di chuyển nhiều đến thế [dù vẫn dễ dàng nhận ra minimalism style của anh. Đây chính là trường hợp tôi muốn so sánh với As tears go by, với vô số cảnh slow motion]. Vì là tác phẩm đầu tay và vẫn còn đôi chút chính thống nên có lẽ đây cũng là phim dễ xem nhất của Thái Minh Lượng.

Rate: 7.5/10

Note:
A.Với bốn phim đã xem và đã thích, tôi tự hào khẳng định mình là fan của Thái Minh Lượng và ít nhất ba trong số đó nằm trong top favourite của mình.
B. Có khi nào các đạo diễn lừng danh Đài Loan khi khởi nghiệp toàn làm phim coming-of-age? [đã có trong tay trilogy coming-of-age của Hầu Hiến Hiền, sẽ sớm xem cho hết, hứa thế!]

+ District 9 [2009, Neil Blomkamp]: Ừm, khi những ấn tượng choáng ngợp qua đi và có thời gian kiểm chứng [hehe], bộ phim kinh phí được coi là thấp [30 triệu USD] của đạo diễn da trắng người Nam Phi này rõ ràng vẫn “quá Hollywood” với taste của tớ. Dù sao đây vẫn là phim xem được! [rất rất rất hiếm hoi của phim Mỹ ở tầm vĩ mô và ở các rạp chiếu phim Việt Nam về vi mô hehe]

Rate: 7.0/10

+ The Wrestler [2008, Darren Aronofsky]: Một nỗi thất vọng lớn lao! Và tớ vẫn chờ cơ may trên trời nào đó để được xem Requiem for a Dream [2000] và Pi [1998].

Rate: 6.5/10

+ Rambo IV [2008, Sylvester Stallone]: Haizzz…. không thể đỡ được.

Rate: 2.0/10

[thân mời các bạn chờ đọc phần Snapshot tiếp theo, nhiều khả năng sẽ là chủ đề tác giả hehe vì tớ vừa  shoppin’ được loạt boxset mới 😀]

Blog at WordPress.com.